Mời quý độc giả đến với một số tin tức nổi bật trong chuyên mục [5 phút Crypto] – Bản tin vắn 6h30 sáng ngày 25/06/2022.
Axie Infinity hoàn trả tiền cho nạn nhân của vụ hack cầu nối Ronin
Sky Mavis, nhà phát triển đằng sau trò chơi play to earn nổi tiếng Axie Infinity, cho biết họ sẽ bắt đầu hoàn trả tiền cho các nạn nhân của vụ hack cầu Ronin trị giá 625 triệu USD vào ngày 28/6. Vào tháng 3, tin tặc đã rút 173.600 ether (ETH) và 25,5 triệu đô la USDC từ cầu Ronin sau khi khai thác lỗ hổng nút xác thực. Do giá ether đã giảm dần kể từ vụ hack, do đó, chỉ có khoảng 216,5 triệu USD dự kiến sẽ được trả lại cho người dùng. Vào tháng 4 – một tháng sau vụ hack, Sky Mavis đã huy động được 150 triệu đô la trong một vòng do Binance dẫn đầu . Công ty nói rằng họ sẽ sử dụng số tiền thu được để hoàn trả cho các nạn nhân bị hack, bên cạnh việc bồi thưởng, Cầu nối ronin cũng sẽ được khởi động lại vào ngày 28 tháng 6 , một động thái sẽ yêu cầu hard fork trong đó tất cả các trình xác nhận sẽ được yêu cầu cập nhật phần mềm của họ. Đồng sáng lập Sky Mavis và Giám đốc điều hành Aleksander Larsen cho biết: “Mọi thứ đều đúng tiến độ và các trình xác thực đã sẵn sàng,” anh nói thêm. Sau thông tin trên mã thông báo AXS đã tăng hơn 16% và giao dịch ở mức 17 đô la vào tối qua.
Pi khiến cộng đồng ngao ngán khi liên tục “làm trò”
Pi Network là một dự án tiền điện tử” gây tranh cãi đã thu hút hàng triệu người dùng trên khắp thế giới. Những người ủng hộ tin rằng nó là giải pháp thay thế tốt nhất cho Bitcoin trong khi các nhà phê bình cho rằng nó là một kế hoạch ponzi không hơn không kém. Mặt dụ vẫn chưa ra mainnet cũng như chưa được list trên các sàn giao dịch lớn nào như Binance hay Coinbase, nhưng công đồng Pi lại rất mạnh miệng khi tự định giá Pi tương đương hàng nghìn đô la. Cụ thể, mới đây trên cộng đồng đã truyền tay nhau về một nền tảng có tên gọi là Pi chain mall, hiện đã khởi chạy testnet, cho phép người dùng giao dịch Pi, tuy nhiên thay vì hoạt động như 1 sàn giao dịch thì Pi chain mall lại cho phép người dùng tự định giá trị của Pi không theo một quy chuẩn nào cả, tức là họ có thể từ ý định giá 1 Pi tương đương 6700 đô la, thậm chí một số thành viên còn hét giá 1 Pi lên đến 10.000 đô la. Tất nhiên, đây cũng là một chiêu trò thường thấy của cộng đồng Pi để shill cho dự án.
Avalanche ra mắt cầu nối Bitcoin
Ava Labs, nền tảng đứng sau Blockchain Avalanche, vừa tung ra một giải pháp cầu nối trực tiếp với Bitcoin, tạo điều kiện cho người nắm giữ BTC gia tăng lợi nhuận trên các giao thức DeFi hàng đầu. Chức năng bắc cầu mới này nhằm mục đích mở khóa hơn nửa nghìn tỷ USD giá trị trên mạng lưới Bitcoin. Cầu nối sẽ mã hóa các đồng tiền hàng đầu dưới dạng token dựa trên Avalanche được gọi là BTC.b và hoàn toàn có thể được sử dụng trên các giao thức DeFi của Avalanche như Platypus và TraderJoe. Kể từ đầu năm 2022, Avalanche đã trở thành một trong những nền tảng hoạt động sôi nổi nhất trên thị trường. Vào đầu tháng 3, Avalanche đã lập quỹ trị giá 290 triệu USD để khuyến khích phát triển hệ thống subnet; Rót 100 triệu USD đầu tư vào các nhà sáng tạo nội dung Web3; Triển khai quỹ Avalanche Trust, tất cả những điều này đã thúc đẩy AVAX đến gần hơn với giới đầu tư truyền thống.
CZ: Các dự án thất bại không đáng nhận được sự giúp đỡ
Trong một bài đăng trên blog ngày 23/6, CZ nói rằng các công ty hoạt động kém hoặc đã phát hành các sản phẩm kém chất lượng sẽ không nên được nhận được sự giúp đỡ từ các gói cứu trợ từ Binance, ông thẳng thắn trình bày như sau: “Chúng chỉ là những dự án tồi tệ và không nên được cứu. Đáng buồn thay, một số dự án như vậy sở hữu số lượng lớn người dùng thông qua các hoạt động marketing khoa trương hoặc kế hoạch Ponzi thuần túy. Hơn nữa, luôn có nhiều dự án thất bại hơn số lượng dự án thành công trong bất kỳ ngành nào. Vì vậy, các gói cứu trợ ở đây không có ý nghĩa”. Bình luận được đưa ra trong bối cảnh tỷ phú tiền điện tử Sam Bankman Fried và công ty Alameda Research của anh có các động thái cứu trợ công ty và dự án gặp khó khăn về thanh khoản gần đây như Voyager Digital bằng khoản vay quay vòng 350 triệu USDC và 15.250 BTC Tuy nhiên, CZ lưu ý Binance sẽ tìm cách hỗ trợ một số công ty gặp “vấn đề nhưng có thể khắc phục được.
Doang nghiệp Việt tiên phong sử dụng Blockchain phát hành trái phiếu
Trong bối cảnh thế giới đang bước vào kỷ nguyên số hóa, các doanh nghiệp truyền thống tại Việt Nam cũng đang đổi mới liên tục. Dương cữ như Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (Techcom Securities – TCBS) đã tiên phong ứng dụng Blockchain và Hợp đồng thông minh vào phát hành trái phiếu, quản lý giao dịch và quyền sở hữu trái phiếu doanh nghiệp cho khách hàng tại Việt Nam. TCBS đã nghiên cứu để sở hữu và đưa các công nghệ mới nhất này vào thay thế phương án xử lý truyền thống nhằm mang đến trải nghiệm an toàn tuyệt đối cho khách hàng cũng như tối ưu hiệu quả hoạt động. Với việc ứng dụng công nghệ Blockchain, một trái phiếu khi được phát hành, hệ thống sẽ sinh ra một Mã (token) trên Chuỗi (mỗi trái phiếu sẽ tương ứng với một token), và công nghệ Hợp đồng thông minh cho phép thiết lập sẵn các điều kiện giao dịch đồng thời tự động ghi nhận các giao dịch. Được biết, TCBS hiện là tổ chức tài chính đầu tiên tham gia Hiệp hội Blockchain Việt Nam. Năm 2022, TCBS cũng là tổ chức tài chính Việt Nam được vinh danh giải thưởng “The Most Innovative Use Of Technology 2022” bởi Finance Asia – Một trong những ấn phẩm uy tín chuyên về tài chính và thị trường vốn tại Châu Á.