Tích hợp này có sẵn cho những người sáng tạo Behance có ví Phantom và tính năng này được cung cấp bởi QuickNode.
Behance đã tuyên bố sẽ hỗ trợ cho Ví Phantom, qua đó người dùng mạng xã hội này có thể giới thiệu NFT trên hồ sơ của họ thông qua chuỗi khối Solana. Họ cũng có thể hiển thị các NFT được “đúc” trên Ethereum, theo CoinJournal tổng hợp từ các tweet của William Allen, Giám đốc nghiên cứu sản phẩm của Adobe.
Như vậy, kể từ hôm nay, người dùng Behance có thể kết nối ví Phantom và giới thiệu các NFT trên hồ sơ Behance của họ. Một tin vô cùng tuyệt vời dành cho các nhà sưu tập những tác phẩm kỹ thuật số. Dành cho những ai chưa biết, Behance là một nền tảng mạng xã hội của những người yêu nghệ thuật, nếu bạn là một designer thì cái tên Behance không còn quá mới mẻ.
Với sứ mệnh xây dựng nên một không gian trưng bày nghệ thuật dưới dạng kỹ thuật số. Behance chắn hẳn là “thiên đường” dành cho những ai thích sưu tầm NFT, vì thông qua nền tảng này, họ có thể trưng bày “kho báu” triệu đô của chính mình dưới cặp mắt trầm trồ của giới mộ điệu.
William Allen, phó chủ tịch Adobe đứng đầu Behance, giải thích trên Twitter rằng nhiều người dùng của Behance, không muốn liên kết với nền tảng Ethereum do lo ngại các vấn đề liên quan đến năng lượng và môi trường.
Tuy nhiên, Allen cũng đã tweet rằng, Solana là một chuỗi khối sử dụng giao thức proof-of-stake (PoW) tương tự như Ethereum. Tuy nhiên, một giao dịch trên Solana chỉ sử dụng mức năng lượng rất thấp và nó không tốn quá nhiều chi phí. Quan trọng hơn hết là nó không gây hại nhiều cho môi trường.
Phantom đáp lại phía Adobe bằng một tweet vô cùng “thân mât, việc tích hợp ví điện tử này trên MXH Behance được xem là bước tiến rất lớn về mặt kinh tế với Solana vì nó cho phép các nghệ sĩ trải nghiệm NFT dễ dàng hơn mà không phải lo ngại quá nhiều đến các vấn đề môi trường.
Behance lần đầu tiên cho phép các nghệ sĩ của mình kết nối ví tiền điện tử và NFT với hồ sơ Behance của họ vào tháng 10 năm 2021. Vào thời điểm đó, Adobe cũng hợp tác với một số nền tảng như Rarible, OpenSea, knownOrigin và SuperRare NFT cho của dự án “Content Authenticity Initiative” – một dự án giúp bảo vệ bản quyền của chủ sở hữu. Allen nói thêm trên Twitter rằng, các địa chỉ Solana sẽ được thêm vào công cụ Content Credentials trong Photoshop để giúp ngăn chặn việc các tác phẩm nghệ thuật NFT bị đánh cắp.
QuickNode sẽ cho phép Adobe thuê quyền truy cập vào chuỗi khối Solana, thay vì tự xây dựng và duy trì nút của riêng mình. Theo trang web QuickNode, công ty là nhà cung cấp dịch vụ nút Solana hàng đầu và cung cấp hơn 50% hệ sinh thái Solana.
Đọc thêm:>>> Joe Biden thông báo sẽ ký lệnh hành pháp tiền điện tử trong tuần này