Hàng loạt các sự cố trong không gian tiền số xảy ra liên tục trong vòng 2 tháng qua đã khiến không chỉ các nhà đầu tư mà còn cả những nền tảng DeFi, sàn giao dịch và các quỹ đầu từ lớn đứng trước nguy cơ vỡ nợ, đơn cử như nền tảng cho vay Celsius, Quỹ đầu tư mạo hiểm Three Arrows Capital hay Voyager Digital đều đang đối mặt với những khoản lỗ chất chồng, các nền tảng lớn như Coinbase, BlockFi, hay Crypto.com buộc phải sa thải nhân viên để có thể sống sót qua mùa đông crypto. Trong bối cảnh này, những ông lớn trong lĩnh vực tài chính như FTX hay Goldman Sachs sẵn sàng “ra tay tương trợ” để vực dậy thị trường, Tuy nhiên, những hành động này không đơn thuần chỉ là “nghĩa cử cao đẹp” mà còn là những bài toán về lợi ích. Bên cạnh đó, ông chủ Binance Changpeng Zhao lại cho rằng, không nên vung tiền vào những nền tảng ”đang hấp hối”.
Goldman Sachs tìm kiếm 2 tỷ đô mua lại Celsius
Vào hôm nay, các phương tiện truyền thông xã hội đã đưa tin rằng gã khổng lồ ngân hàng Phố Wall – Goldman Sachs đang tìm kiếm 2 tỷ đô la cam kết từ các nhà đầu tư để mua lại tài sản của Celsius nếu nó nộp đơn phá sản sau các vấn đề thanh khoản gần đây.
Nếu bị buộc phải nộp đơn phá sản, Celsius sẽ phải nhanh chóng thanh lý tài sản của mình để trả nợ cho bất kỳ chủ nợ nào. Celsius được cho là có tài sản hơn 11 tỷ đô la vào tháng 5 năm 2022, có nghĩa là nếu Goldman Sachs có thể mua tất cả tài sản, gã khổng lồ sẽ chỉ phải trả 20 xu cho 1 đô la.
Đề xuất mua “danh mục cho vay thế chấp” của Celsius cũng có thể là trọng tâm để đưa ra đề nghị của Goldman Sachs. Khi nộp đơn phá sản, sẽ có một danh sách hoàn trả các chủ nợ theo thứ tự. Các nhà đầu tư đều hy vọng bản thân sẽ được thanh toán trước, nhưng không có gì đảm bảo.
Ở một góc nhìn khác, nếu hành động mua lại này trở thành sự thật, có vẻ như Goldman Sachs đang có ý muốn tham gia sâu hơn vào lĩnh vực tiền điện tử. Nói cách khác, thông qua việc mua lại Celsius, ngân hàng này sẽ dần nắm giữ các loại tài sản tiền điện tử hiện có của Celsius.
Sam Bankman-Fried có thực sự là “anh hùng”
Giám đốc điều hành sàn giao dịch FTX Sam Bankman-Fried gần đây đã nổi lên là một “vị cứu tinh” của thị trường tiền mã hóa trong bối cảnh khủng hoảng DeFi.
Cụ thể vào đầu tuần này, CEO FTX Sam Bankman-Fried đã trực tiếp lên tiếng về trách nhiệm mà anh cảm thấy bản thân mình cần phải hành động để cứu trợ các công ty tiền mã hóa đang gặp khủng hoảng như một phần nỗ lực nhằm hỗ trợ thị trường vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại. Ông Sam Bankman-Fried cho biết mối quan tâm chính của ông là giảm thiểu tổn thất và ngăn chặn nợ xấu lan rộng ra toàn ngành.
Để chứng minh cho lời tuyên thệ của mình- FTX đã tham gia đàm phán để mua lại cổ phần của công ty cho vay tiền điện tử BlockFi. Các cuộc đàm phán mua lại diễn ra sau thông báo của BlockFi vào đầu tuần này rằng nó đã đảm bảo hạn mức tín dụng 250 triệu đô la từ FTX, mà ngành công nghiệp tiền điện tử phần lớn công nhận là một “gói cứu trợ”.
Tuần trước, Voyager Digital cũng cho biết Alameda Research, công ty nghiên cứu định lượng của Bankman-Fried, cung cấp tài chính 500 triệu USD cho họ.
Thỏa thuận bao gồm hạn mức tín dụng 200 triệu đô la tiền mặt và các stablecoin USDC, cũng như cơ sở quay vòng 15.000 bitcoin riêng biệt trị giá khoảng 300 triệu đô la theo giá hiện tại.
Tuy nhiên, sự nhảy vào của Goldman Sachs cũng như sự “cao thượng” của Sam “Xoăn” lại không được đoán nhận, một bộ phận cộng đồng hoài nghi đây chính là cách để những gã khổng lồ tài chính lợi dụng thời cơ để “thâu tóm” thị trường và kiếm lợi nhuận. Riêng về Sam Bankman-Fried, vị CEO trẻ tuổi này đã chi rất nhiều tiền để mua lại các công ty tiền mã hóa khác nhau, v.v… Tất cả những nền tảng mà anh mua lại đều đã ít nhất trải qua một số rào cản tiêu cực về bị tấn công và pháp lý. Vì vậy, “chiếc phao cứu sinh” mà CEO FTX đưa ra không chỉ đơn giản là “tinh thần trách nhiệm” mà đây chính là cách để FTX mở rộng phát triển và gia tăng sức ảnh hưởng của mình trong không gian.
Ở một khía cạnh khác, ông chủ Binance ChangPeng Zhao cho rằng những hành đông “cứu trợ” là không có ý nghĩa và không gian cần phải được thanh lọc. Cụ thể Trong một bài đăng trên blog ngày 23/06, ông Changpeng Zhao thẳng thắn chia sẻ rằng những công ty crypto hoạt động kém hiệu quả không “xứng đáng” nhận được các gói cứu trợ khi lâm vào khủng hoảng mà thay vào đó nên bị sụp đổ.
Bên cạnh đó, CEO còn tuyên bố:
“Trong bất kỳ ngành nào, luôn có nhiều dự án thất bại hơn những dự án thành công. Do đó, các gói cứu trợ ở đây hầu như không có ý nghĩa cho lắm.”
Tuy nhiên CEO Binance vẫn lưu ý sàn giao dịch cũng tìm cách hỗ trợ một số công ty gặp vấn đề trên phương diện tài chính nhưng có thể khắc phục được hoặc có tiềm năng quay trở lại thị trường.