Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đã chứng kiến sự phục hồi rất ấn tượng trong tuần khi chỉ số DJI phục hồi hơn 4%, có thời điểm đã vượt lên tới 32.219 điểm.
Tương quan chặt chẽ với thị trường chứng khoán, thị trường tiền điện tử cũng đã phục hồi rất ấn tượng, Bitcoin tăng hơn 16% trong tuần và hiện đang giao dịch ở khoảng 22.600 đô.
Tuy nhiên, nhìn từ góc độ kinh tế vĩ mô, các chuyên gia của chúng tôi nhận định, trong thời gian sắp tới, tình hình kinh tế của Mỹ và thế giới sẽ tiếp tục có những chuyển biến tiêu cực. Đặc biệt là vào cuối tháng này, FED sẽ tiếp tục công bố việc nâng lãi suất cơ bản để kìm hãm lạm phát. Sự kiện này có khả năng làm thị trường “chao đảo” nếu FED tăng lãi suất trên 100 điểm. Điều này cũng sẽ tạo thêm nhiều áp lực “bán tháo” đối với thị trường Crypto.
THỊ TRƯỜNG VẪN TIỀM ẨN RỦI RO
Thị trường trong tuần qua đã tăng giá rất ấn tượng, có thời điểm Bitcoin đã vượt mốc 24.000. Tuy nhiên, mối quan ngại về các khủng hoảng Three Arrows Capital, Voyager, Celsius vẫn còn làm các nhà đầu tư dè chừng. Ngoài ra, vào ngày 20 tháng 7, sàn giao dịch Zipmex ở Thái Lan đã tạm ngưng tính năng rút tiền của khách hàng. Sự kiện này cũng tác động làm thị trường e ngại về các rủi ro của Crypto. Giá Bitcoin cũng dần rơi mất mốc 24.000$.
Sau khi vượt qua ngưỡng tâm lý tại 21.000 đô, tương đương đường MA 10 trên khung ngày. Bitcoin đã có những dấu hiệu suy yếu và xu hướng test lại vùng giá 21.000 – 22.000 đô.
KINH TẾ VĨ MÔ ĐÈ LÊN VAI CRYPTO
Theo nhận định từ các chuyên gia của chúng tôi, thị trường Crypto đang gặp nhiều sức ép từ kinh tế vĩ mô, tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc đã làm ảnh hưởng đến sản lượng quốc nội trong nước, tương tự ở Mỹ, tình hình lạm phát của Anh cũng đạt tới 9.4%, tăng cao nhất trong vòng 40 năm qua. Thủ tướng Nadhim Zahawi cũng đã công bố gói hỗ trợ tài chính tới 44 tỷ đô cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính. Đây là những dấu hiệu cảnh báo cho đợt khủng hoảng tiếp theo ở Châu Âu.
Trước áp lực lạm phát tăng cao, nhiều chuyên gia nhận định trong đợt hợp cuối tháng 7 này, FED nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất cơ bản lên 100 điểm. Các nhận định này hiện tại đã được phản ánh đầy đủ vào các chỉ số của thị trường. Tuy nhiên, trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, nếu FED mạnh tay nâng hơn 100 điểm, khả năng sẽ tạo ra cú sốc “cực mạnh” cho thị trường.
Đồng Đô la khả năng sẽ tiếp tục tăng cao do sức hấp dẫn của lãi suất sẽ làm người dân đem tiền đi gửi tiết kiệm vào các ngân hàng. Các doanh nghiệp vay tiền kinh doanh sẽ gặp khó khăn nhiều hơn do lãi suất trả lãi vay tăng mạnh, biên lợi nhuận không còn hấp dẫn như xưa. Quan trọng nhất đối với kịch bản này, là dòng tiền sẽ có xu hướng chuyển dịch từ các lớp tài sản rủi ro sang tài sản an toàn. Và crypto luôn được nhận định là lớp tài sản có độ rủi ro cao. Khi này Crypto sẽ đối diện với một đợt Panic sell khá mạnh.
THỊ TRƯỜNG SINH RA TRONG SỢ HÃI
Ở một góc nhìn khác, chúng ta đã chứng kiến một mùa “Bear market” khốc liệt trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, khi tất cả các tin tức xấu đã được “tung ra” đủ nhiều, số lượng Crypto bị bán tháo đủ lớn, cũng là lúc các nhà tạo lập “Market marker” bắt đầu ra tay thu gom hàng.Với nguyên lý “thị trường sinh ra trong sợ hãi”, chúng ta cũng không thể bỏ qua quan điểm, đây chính là lúc thị trường bắt đầu tạo đáy và sẽ “đi lên trong nghi ngờ”.Nếu có một kế hoạch phân bổ vốn đầu tư và chiến lược DCA tốt như những Video mà chúng tôi đã chia sẻ trước đó, đây sẽ là một cơ hội rất tốt để chúng ta đón được đợt sóng “super cycle” siêu chu kỳ trong thời gian sắp tới.
Lưu ý quan trọng: Toàn bộ nội dung trên website chỉ dành cho mục đích thông tin và hoàn toàn không phải là lời khuyên đầu tư hoặc tài chính. Không có thông tin nào trên trang web này cấu thành để: dựa vào, gợi ý, đề nghị hoặc mời gọi, tham gia vào bất kỳ hoạt động nào liên quan đến đầu tư hoặc giao dịch tài sản số.Và chúng tôi luôn luôn phải nhắn nhủ rằng: Các khoản đầu tư tiền điện tử có tính chất mạo hiểm và rủi ro cao. Đừng đầu tư nhiều hơn những gì bạn có thể để mất.