I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NẾN NHẬT
Munehisa Homma (1724-1803) được biết đến với tên gọi khác là Sokyu Homma. Ông là một nhà buôn gạo ở vùng Sakata, Nhật Bản và cũng là người đã từng buôn gạo tại chợ gạo Ojima ở Osaka suốt triều đại Tokugawa Shogunate.
Sớm giao dịch thị trường gạo tương lai từ những năm 1700s, ông ta nhận ra rằng mặc dù có đường dây liên kết giữa cung và cầu của thị trường gạo nhưng thị trường lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cảm xúc của các thương nhân. Ông lý luận rằng nghiên cứu nghiên cứu tâm lý thị trường có thể dự đoán được hướng đi cho giá gạo. Nói cách khác rằng ông đã nhận ra sự khác biệt giữa giá trị và giá gạo. Sự khác biệt giữa giá trị và giá cả rất tương đồng với cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ ngày nay.
Vào năm 1755, ông đã viết cuốn San-en Kinsen Hiroku (Cội nguồn vàng – kỷ yếu tiền tệ), cuốn sách đầu tiên về tâm lý thị trường. Trong cuốn sách này, ông cho rằng phương diện tâm lý của thị trường rất quan trọng đối với sự thành công trong kinh doanh và những cảm xúc của nhà kinh doanh có ảnh hưởng quan trọng đối với giá gạo. Ông lưu ý rằng điều này có thể được sử dụng để định hướng chính bản thân đối với thị trường. Khi mà tất cả thị trường đều theo xu hướng đi xuống thì sẽ có nguyên nhân vì sao giá gạo tăng lên và ngược lại.
Mô hình Nến Nhật được ra đời và nó còn có tên khác là Sakata, ông Homma cẩn thận ghi chép lại giá gạo diễn biến ra từng ngày bằng nến. Ông đã nhận ra rằng có một sự lặp đi lặp lại đáng kinh ngạc khi nhìn vào lịch sử ghi chép của ông. Từ đó, ông có thể dự đoán giá gạo trong tương lại để tích trữ hàng và sử dụng nến Nhật giúp ông có lợi thế rất nhiều so với các thương nhân thời đó.
Ông mô tả sự luân chuyển “dương” (Yang: thị trường đầu cơ giá lên) và “âm” (Yin: thị trường đầu cơ giá xuống). Ông đã sử dụng thời tiết và khối lượng giao dịch cũng như giá để mô phỏng các trạng thái giao dịch. Ông được coi là nhà kinh doanh thành công nhất trong lịch sử, tạo dựng khoảng lợi nhuận hơn 100 tỷ USD tính theo giá trị thời nay, trong vài năm đã kiếm được hơn 10 tỷ USD/năm.
II. BIỂU ĐỒ NẾN LÀ GÌ ?
Biểu đồ nến được thương nhân Nhật Bản tên Munehisa Homma sáng tạo ra vào thế kỷ 18 để ghi chép giá gạo. Chỉ trong một thời gian ngắn phương pháp này được các thương nhân Nhật Bản sử dụng rộng rãi, vì vậy còn có tên gọi là Biểu đồ nến Nhật. Sau này các thương nhân phương Tây đã học hỏi và cải tiến để được biểu đồ nến chi tiết như ngày nay.
Trên một biểu đồ nến sẽ có rất nhiều nến, mỗi cây nến được cấu tạo từ các thành phần cơ bản. Nến sẽ hay có hình dạng tiêu biểu là nến màu xanh (nến tăng) và nến màu đỏ (nến giảm). Biểu đồ nến được ứng dụng để các nhà đầu tư hiểu được sự chuyển động của giá trong một thời gian nhất định, bao gồm giá mở, giá đóng, giá cao nhất và thấp nhất trong một phiên giao dịch.
Biểu đồ nến có thể cung cấp manh mối về xu hướng và đảo chiều để các nhà đầu tư ra quyết định thích hợp, trong hàng vạn cây nến Nhật hiển thị trên biểu đồ sẽ có những cây giống như ngọn hải đăng “soi đường” cho trader biết nên Mua hay Bán, hay cảnh báo thoát hàng trước khi phong ba ập tới.
III. NẾN NHẬT TRÔNG NHƯ THẾ NÀO ?
Nến Nhật cấu tạo đơn giản với ô chữ nhật là thân nến và đoạn thẳng nằm trên và dưới thân nến gọi là bóng nến, có ba điểm cần chú ý khi nhìn nến là: điểm đóng cửa, mở cửa và bóng nến. (Hình minh họa)
Mỗi cây nến biểu thị chuyển động giá của một khoảng thời gian nhất định khi bạn chọn nhìn vào biểu đồ.
IV. THÂN NẾN BIỂU THỊ ĐIỀU GÌ ?
Thân nến có nhiều kích cỡ khác nhau, thân nến càng to thì biểu thị lực mua/bán càng mạnh, ngược lại thân nến nhỏ thì biểu thị lực mua bán yếu.
Thân nến có các điểm biểu thị giá mở cửa và giá đóng cửa, với nến xanh, điểm đóng cửa sẽ là cạnh trên, còn điểm mở cửa nằm ở cạnh dưới, biểu thị giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa (giá tăng)
Ngược lại, với nến đỏ, giá mở cửa sẽ ở cạnh trên, điểm đóng cửa ở cạnh dưới, thể hiện phiên giao dịch với giá đóng thấp hơn giá mởm (giá giảm).
V. BÓNG NẾN CHO TA THẤY ĐIỀU GÌ ?
Có 2 loại bóng nến là bóng nến trên và bóng nến dưới:
- Bóng nến trên: đỉnh của bóng nến thể hiện giá cao nhất của phiên, nếu không có bóng trên, nghĩa là giá mở cửa cũng đồng thời là giá cao nhất.
- Bóng nến dưới: đáy của bóng nến dưới thể hiện giá thấp nhất và nếu không có bóng dưới thì có thể hiểu giá đóng cửa cũng là mức thấp nhất.
Trên đây là một số khái niệm về nến và lịch sử hình thành của nó, chúng tôi sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin thú vị ở bài sau nên mọi người đừng bỏ lỡ nhé!