Mời các bạn cùng điểm qua một số sự kiện nổi bật của không gian tiền số trong bản tin chiều ngày 11/07/2022 của TintucNFT.
1.Hoa Kỳ vươn lên trở thành quốc gia thống trị hệ sinh thái tiền điện tử
Bất chấp hàng loạt những rào cản quy định của tiểu bang và liên bang, mà các doanh nghiệp tiền điện tử trong khu vực phải đối mặt, Hoa Kỳ đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo tồn hệ sinh thái Bitcoin và tiền điện tử. Với việc Trung Quốc tách ra khỏi ngành, Hoa Kỳ duy trì vị trí hàng đầu về việc đóng góp tỷ lệ băm, và thiết lập ATM tiền điện tử trên toàn cầu. Trước khi áp đặt lệnh cấm hoạt động khai thác BTC, Trung Quốc đã đại diện cho hơn 50% tổng tỷ lệ băm cho đến tháng 2/2021. Với việc Trung Quốc bị loại khỏi cuộc cạnh tranh, Hoa Kỳ đã vươn lên trở thành quốc gia đóng góp tỷ lệ băm BTC cao nhất, chiếm 37,84% tổng công suất khai thác vào tháng 1/2022. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng là nơi có tỷ lệ thiết lập các máy ATM cao nhất, chiếm gần 88% tổng số các ATM tiền điện tử được cài đặt trên toàn thế giới. Hơn 90% tổng số ATM tiền điện tử được cài đặt trong vài tháng qua là ở Hoa Kỳ. Theo dữ liệu từ CoinATM Radar, quốc gia này sở hữu 641 trong số 710 máy ATM tiền điện tử được cài đặt trên toàn cầu trong 10 ngày đầu tiên của tháng 7.
2.Chính phủ Ý cam kết tài trợ 46 triệu đô la cho các dự án blockchain
Theo một thông báo gần đây của Bộ Phát triển kinh tế Ý, bắt đầu từ tháng 9, một số dự án blockchain sẽ có thể xin trợ cấp lên tới 46 triệu đô la từ Chính phủ nếu họ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu. Theo Bộ, các doanh nghiệp cũng như các nhóm nghiên cứu công hoặc tư, sẽ có thể đệ trình các yêu cầu tài trợ để phát triển các dự án liên quan đến công nghệ blockchain, Internet of Things và trí tuệ nhân tạo. Quỹ hỗ trợ ban đầu sẽ có ngân sách là 45 triệu euro, tương đương khoảng 46 triệu đô la. Theo kết quả của cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2021, Ý được đánh giá là một trong số 10 quốc gia trên thế giới có tỷ lệ chấp nhận tiền điện tử cao.
3.Yam Finance ngăn chặn thành công cuộc tấn công quản trị
Yam Finance, một trong những dự án DeFi đời đầu, vừa trở thành mục tiêu tấn công quản trị từ một bên thứ ba, nhằm nắm quyền chi phối dự án, tuy nhiên cuộc tấn công đã thất bại. Theo một báo cáo từ Yam DAO, cuộc tấn công này đã bắt đầu từ ngày 7/7 và bị phát hiện sau 2 ngày. Tin tặc đã đưa ra một đề xuất thay đổi thông qua một vài giao dịch nội bộ, điều này khiến nhiều thành viên trong nhóm khó phát hiện được. Cụ thể, đề xuất tấn công bao gồm một contract chưa được xác thực, được thiết kế để chuyển quyền quản lý quỹ dự trữ của Yam sang ví của hacker. Tuy nhiên, đội ngũ Yam Finance đã kịp phát hiện trước khi đề xuất được thông qua. Nếu cuộc tấn công diễn ra thành công, quỹ dự trữ trị giá hơn 3 triệu đô la của Yam Finance có thể bị rút cạn.
4.Phí giao dịch trên mạng Ethereum tiếp tục lao dốc
Trong bối cảnh giá ETH lao dốc, phí giao dịch trung bình trên mạng Ethereum lại một lần nữa bị ảnh hưởng, khi giảm xuống dưới mức 0,9 đô la, đây là mức thấp nhất trong 2 năm. Sự sụt giảm trong việc sử dụng mạng bên cạnh sự lao dốc của giá ETH khi giảm hơn 70% kể từ khi đạt ATH vào tháng 11, đã khiến mạng Ethereum chứng kiến một dòng tiền lớn “chảy ra” khỏi dự án. Với việc giá ETH giảm, doanh thu của các dự án dựa trên mạng này cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Ngành công nghiệp DeFi – một trong những nguồn cung cấp chính cho phí và doanh thu của mạng Ethereum, đã cho thấy một sự sụt giảm đáng kể trong quý trước, khi tổng giá trị tài sản bị khóa (TVL) trên Ethereum đã giảm từ 153 tỷ đô la xuống còn 47 tỷ đô la. Lần cuối cùng thị trường chứng kiến mức phí trung bình của ETH vào khoảng 0,9 đô la là vào tháng 7/2020, khi giá của đồng tiền điện tử lớn thứ hai trên thị trường đang dao động quanh phạm vi 450 đô la.
5.Quan chức Chính phủ Mỹ nắm giữ tiền điện tử sẽ bị cấm làm việc theo chính sách ngành
Theo một tuyên bố từ Văn phòng Đạo đức Chính phủ Hoa Kỳ (hay còn gọi là OGE), các quan chức Chính phủ Mỹ sẽ bị cấm tham gia vào các chính sách điều chỉnh ngành công nghiệp tiền số, nếu như họ nắm giữ tiền điện tử hoặc stablecoin. Theo OGE, tiền điện tử và stablecoin không đủ điều kiện là chứng khoán được giao dịch công khai theo quy định của cơ quan này. Do đó, OGE đã cấm các nhân viên Chính phủ sở hữu tài sản kỹ thuật số tham gia vào các chính sách của Liên bang, vì điều này có thể ảnh hưởng đến sự khách quan trong việc định giá các mã thông báo đó. Trong một báo cáo mới nhất của mình, OGE đã lưu ý rằng các nhân viên Chính phủ sở hữu tiền điện tử có thể nộp đơn xin miễn trừ mức tối thiểu, và tiếp tục nhiệm vụ của họ nếu số lượng sở hữu không vượt qua ngưỡng nhất đinh. Tuy nhiên, vì cơ quan không phân loại tiền điện tử là chứng khoán được giao dịch công khai, nên chắc chắn họ sẽ không được phép tham gia vào việc xây dựng các quy định, và chính sách của Liên bang nếu họ sở hữu tiền điện tử. Điều đáng chú ý là quy định áp dụng cho tất cả các quan chức Chính phủ, bao gồm cả những người làm việc tại Nhà Trắng, Bộ Ngân khố và Cục Dự trữ Liên bang.
6.Cuộc thị Blockchain hàng đầu Việt Nam chính thức khởi động
Cuộc thi “Blockchain Global Pitching Challenge” đã chính thức khởi tranh tại Việt nam từ ngày 25/6 đến hết ngày29/7, đây là một hoạt động diễn ra trong khuôn khổ sự kiện “Blockchain Global Day 2022” được đồng tổ chức bởi SPAC3SHIP, Saigon Innovation Hub, Infinity Ventures Crypto và YGG SEA Việt Nam. Với chủ đề “GameFi – DeFi – Blockchain – Technology”, cuộc thi là cơ hội để các doanh nghiệp trong các lĩnh vực này đưa dự án của mình tới với các quỹ đầu tư nổi tiếng toàn cầu và nhận được nhiều phần thưởng hấp dẫn. Đến nay, cuộc thi đã và đang thu hút hơn 50 dự án uy tín cùng hàng loạt chuyên gia đầu ngành blockchain làm ban cố vấn chuyên môn và giám khảo của chương trình. Blockchain Global Pitching Challenge đánh dấu một cột mốc quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia vào công cuộc chuyển đổi số toàn cầu.
7.G20 sẽ đưa ra khung quy định tiền điện tử toàn cầu vào tháng 10
Ủy ban ổn định tài chính (FSB) bao gồm các quan chức kho bạc và chủ ngân hàng trung ương từ các quốc gia G20 đang làm việc để công bố các quy định về tiền điện tử toàn cầu vào tháng 10 năm nay. FSB cho biết: “Sự thất bại của một người chơi trên thị trường, ngoài việc gây ra tổn thất lớn tiềm tàng cho các nhà đầu tư và đe dọa niềm tin thị trường, còn có thể nhanh chóng truyền rủi ro sang các phần khác của hệ sinh thái tài sản tiền điện tử”. Theo FSB, một phần của các quy định sẽ chủ yếu tập trung vào việc đưa ra hướng dẫn quản lý các stablecoin. Điều này xảy ra sau sự sụp đổ của hệ sinh thái Terra ( LUNA ) đã góp phần vào sự hỗn loạn của thị trường tiền điện tử. “FSB sẽ báo cáo với Bộ trưởng Tài chính G20 và Thống đốc Ngân hàng Trung ương vào tháng 10 về các phương pháp tiếp cận quản lý và giám sát đối với stablecoin và các tài sản tiền điện tử khác. Các thành viên của FSB cũng cam kết sử dụng các quyền lực thực thi trong khuôn khổ pháp lý và phạm vi quyền hạn của họ để thúc đẩy sự tuân thủ và hành động chống lại các vi phạm.
8.Binance “trắng án” tại philippines do thiếu khung quy định
Đề xuất cấm sàn giao dịch tiền điện tử toàn cầu Binance hoạt động ở Philippines sẽ không được thông qua do thiếu các quy định đối với tiền điện tử trong nước. Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines ( viết tắt là DTI) đã trích dẫn rằng không có hướng dẫn rõ ràng nào được đưa ra bởi ngân hàng trung ương của nước này sau khi một nhóm vận động hành lang với tên gọi là Infrawatch PH kêu gọi cấm Binance vào đầu tháng Bảy với lí do sàn giao dịch này đã cung cấp các quảng cáo trái phép cho khách hàng. Tuy nhiên, DTI không thể thực thi bất kỳ phán quyết nào chống lại Binance bởi việc thiếu hành lang pháp lý đối với tài sản số đã tạo ra một vùng xám: “Tiền điện tử và các dạng tài sản ảo khác không phải là sản phẩm tiêu dùng, Bộ Thương mại và Công nghiệp không có thẩm quyền xử lý các đơn xin giấy phép bán hàng, khuyến mại hay kể cả các tố tung liên quan đến tài sản số nếu không có luật rõ ràng về vấn đề này” .
9.Grayscale tự tin sẽ khiến SEC phải thừa nhận sai lầm
Craig Salm, giám đốc pháp lý của công ty quản lý tài sản Grayscale, đã thảo luận về vụ kiện của công ty với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) liên quan đến việc chuyển đổi Grayscale Bitcoin Trust thành một Bitcoin ETF giao ngay. Theo quan chức pháp lý, việc SEC từ chối ETF Bitcoin giao ngay bởi nó gây rủi ro cho các nhà đầu từ và tách biệt chúng với hợp đồng tương lai là không thuyết phục vì cả giá Bitcoin tương lai và Bitcoin ETF giao ngay đều dựa trên cùng một thị trường Bitcoin giao ngay. Do đó, nhóm pháp lý Grayscale tin rằng việc từ chối các ETF Bitcoin giao ngay trong bối cảnh các ETF tương lai Bitcoin được chấp thuận có thể được coi là “sự phân biệt đối xử không công bằng”. Salm cho rằng điều này vi phạm một số luật bao gồm Đạo luật Thủ tục Hành chính và Đạo luật Giao dịch Chứng khoán năm 1934. Khi Grayscale đưa ra thách thức pháp lý với SEC, các thành viên cộng đồng đã đứng về phía công ty. Nhiều người đã cáo buộc rằng động thái của SEC nhằm mục đích “kìm hãm giá Bitcoin” đồng thời “SEC đang giam lỏng các nhà đầu tư và tước đoạt quyền tự do tài chính của họ”.
10.Revolut hợp tác với Polkadot, cung cấp khoá học “Learn to earn”
Revolut, một công ty công nghệ tài chính của Anh cung cấp các dịch vụ ngân hàng, đã chia sẻ trên các kênh truyền thông xã hội của mình, về chuỗi hai khóa học “Learn to earn” dựa trên Pokadot được phát hành vào tháng 7 năm 2022. Khóa học sẽ sử dụng các tài liệu trực quan tương tác — thẻ và video — để chia sẻ những hiểu biết chính về thiết kế của Polkadot, mã thông báo, các trường hợp sử dụng và tích hợp thương mại. Cả hai khóa học đầu tiên này được thiết lập để nâng cao kiến thức tài chính và hiểu biết thị trường của khách hàng mới và hiện tại của Revolut, đồng thời hướng dẫn họ những kiến thức cơ bản về các giao thức, mã thông báo và tiền điện tử hàng đầu trong Web3. Sau các khóa học, học sinh sẽ được mời tham gia một bài kiểm tra trực tuyến. Những sinh viên xuất sắt nhất sẽ nhận được 15 đô la DOT token mỗi người. Theo tuyên bố của các đại diện của Revolut, nhiều giao thức hơn sẽ được tích hợp vào các sáng kiến ”learn to earn” của Revolut trong những tháng tới.