Joe DiPasquale, Giám đốc điều hành tại Bitbull Capital, đã có cuộc trao đổi về vai trò của Bitcoin trong cuộc khủng hoảng Ukraine và giải thích quan điểm của mình về thị trường tiền điện tử trong những tháng sắp tới. Với ông, vẫn còn rất nhiều tin tích cực và tình hình hiện tại vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
Giám đốc điều hành Bitbull Capital, Joe DiPasquale cho rằng Bitcoin (BTC) vẫn đang trên đà tăng trưởng và hướng đến cột mốc lịch sử là đạt mức giao dịch ở ngưỡng 100 nghìn đô la trong vòng 24 tháng tới. Hiện tại tâm lý đám đông đang bất ổn do những tác động bên ngoài, điều này khiến giá Bitcoin trồi sụt liên tục trong những ngày qua. “Tôi nghĩ năm 2023 sẽ là thời điểm thích hợp để Bitcoin bức phá. Riêng năm nay, hãy xem đó như một cuộc dạo chơi để đánh giá lại tình hình một lần nữa trước khi đưa ra những quyết định mang tính lịch sử”, DiPasquale nói.
“Đã có những lúc, Bitcoin rơi xuống vùng giá báo động xong nó lại đột ngột tăng trở lại. Tất nhiên, giá trị của BTC vẫn có thể tăng cao hơn hiện tại”, anh nhận xét về biến động giá của Bitcoin trong vài tháng qua.
Sau khi nổ ra xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine, Bitcoin đã thể hiện các phản ứng trái chiều. Điều này đã phần nào phản ánh tâm lý nhà đầu tư, một khi rủi ro xuất hiện, giá trị của các đồng tiền kỹ thuật số sẽ giảm mạnh một cách rõ rệt. Tuy nhiên, sau khi Nga hứng chịu một số lệnh trừng phạt từ Mỹ và NATO, khi đó thị trường bắt đầu có sự phục hồi hay thậm chí tăng mạnh một cách đột ngột. Có lúc giá trị của BTC đã vượt mốc 45 nghìn USD, sau đó lại tuột dốc không phanh xuống dưới 40 nghìn USD, hiện tại đây vẫn là ngưỡng trung bình của đồng tiền số này trong nhiều ngày qua. Chứng kiến sự bất ổn của Bitcoin, nhiều người đã tự hỏi liệu BTC có còn được coi là phiên bản kỹ thuật số của vàng hay không.
DiPasquale chỉ ra: “Chúng ta cần phải coi Bitcoin không phải là vàng kỹ thuật số, mà là một loại tiền tệ không tuân theo bất kỳ nguyên tắc nào của ngân hàng trung ương. Ngoài ra, số lượng của nó hữu hạn”. Nói sơ qua về khía cạnh chính trị, điển hình là cuộc xung đột Nga – Ukraina, cả hai quốc gia này đều đang sử dụng tiền điện tử để giảm thiểu hậu quả mà cuộc chiến gây ra, chủ yếu vẫn là khía cạnh kinh tế.
Ngày càng có nhiều lo ngại rằng giới thượng lưu Nga sẽ cố gắng sử dụng tiền điện tử để trốn tránh các lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt. Tuy nhiên, DiPasquale tin rằng tiền điện tử không phù hợp với mục đích đó. Ông nói: “Không giống như tiền mặt, Bitcoin hoàn toàn có thể theo dõi được”.
Đọc thêm:>>> Dubai thông qua luật tiền điện tử đầu tiên với tham vọng thống trị ngành