Vốn là một trong những thứ không thể thiếu trong bất kỳ mô hình kinh doanh nào, kể các các dự án trong lĩnh vực Blockchain và Crypto. Tuy nhiên, đây lại là một lĩnh vực mới nổi, đó đó, cách để các dự án trong mảng này tiếp cận nguồn vốn của nhà đầu tư cũng khá mới mẽ và vô cùng đa dạng. Trong bài viết này hôm nay, hãy cùng điểm qua 8 hình thức gọi vốn trong Blockchain vè Crypto.
ICO là một hình thức kêu gọi vốn đầu tư khá phổ biến trong các dự án tiền mã hóa (Crypto currency). Khi một công ty hay nhóm phát hành tiền điện tử của riêng họ, thường tạo ra một số lượng Token nhất định và bán những mã token này cho các nhà đầu tư trong nhiều đợt mở bán (Crowd-sale) khác nhau. Thông thường các nhà phát triển sẽ chấp nhận cho nhà đầu tư thanh toán bằng Stablecoin như USDT, USDC, hoặc thâm chí là cả Bitcoin hoặc Ethereum.
2. IEO (viết tắt của cụm từ Initial Exchange Offering)
IEO là một hình thức gọi vốn (crowdfunding) thông qua hình thức chào bán token trên các sàn giao dịch Crypto. Nếu như với ICO, nhà đầu tư sẽ mua token trực tiếp từ dự án. Thì với IEO, token sẽ được bán trên 1 sàn giao dịch nào đó và nhà đầu tư nào muốn đầu tư có thể lên sàn đấy để mua. Về mặt lý thuyết, token được chào bán theo phương thức IEO trên sàn A có thể được hoặc không được list lên sàn A sau khi bán xong. Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp, token được bán IEO trên sàn nào thường sẽ được list luôn lên sàn đấy.
3. IW0 (viết tắt của cụm từ Initial Wallet Offering)
IWO tương tự như IEO nhưng hình thức này phát hành trên nền tảng Ví blockchain
4. IBO (viết tắt của Initial Bounty Offerings)
IBO là một cấu trúc kêu gọi nguồn lực để xây dựng dự án, thực hiện kế hoạch marketing và xây dựng cơ sở người dùng. IBO đánh đổi Xu lấy sự đóng góp vào hệ sinh thái. Trong một cấu trúc IBO, họ nhận phần thưởng chính bằng xu khi ICO được tiến hành. Nhờ có IBO mà hàng triệu người với những kĩ năng, năng lực khác nhau có thể đóng góp để hoàn thiện các nhiệm vụ của một dự án ICO, giúp cho việc tung ICO ra thành công mạnh hơn một ICO đơn lẻ. Vì vậy IBO có thể sẽ là một mô hình lí tưởng của thời đại mới. IBO có thể thưởng cho dịch vụ, đóng góp tăng cường thành viên, hay bất cứ điều gì mà một dự án cần để tăng trưởng.
5. IDO (là viết tắt của Initial DEX Offering)
IDO nghĩa là phát hành coin lần đầu trên sàn phi tập trung. DEX trong cụm từ trên là viết tắt của Decentralized Exchange, hay sàn giao dịch phi tập trung hiện qua nhiều đơn vị có uniswap, pancakeswap, bami.money.
6. STO (Security Token Offering)
STO là hình thức gọi vốn thông qua việc bán token cho các nhà đầu tư. Hình thức này phần nào đó giống với ICO (Initial Coin Offering). Nhưng nó có điểm khác biệt ở chỗ, trong ICO hay IEO, các coin/token không đại diện cho tài sản hay cổ phiếu (hữu hình) nào của dự án. Còn trong STO, các token là security tokens (hay các token chứng khoán). Nó có thể đại diện cho stocks, bond, funds, real estate… của dự án, công ty đó. Dựa trên lượng security token nắm giữ, các nhà đầu tư sẽ nhận được dividends (cổ tức), lợi nhuận (từ hoạt động của công ty), cổ phần, hoặc bất kỳ hoạt động nào sinh ra lợi nhuận của công ty, dự án. Do vậy, STO phần nào đó giống với IPO truyền thống, nhưng các token được phát hành bởi Blockchain, nên nó cũng mang những ưu điểm của Blockchain & Hợp đồng thông minh, tạo nên lợi thế hơn so với cả ICO và IPO.
7. TPO – True Product Offering
TPO về cơ bản vẫn là cách thức gọi vốn thông qua một sàn giao dịch crypto nhưng quy trình chọn lựa dự án dựa vào yếu tố quyết định là dự án đã có sản phẩm thực tế và token đã sử dụng được trong hệ sinh thái sản phẩm, đo lường bằng số người dùng thực tế. Với IEO thì dự án chỉ cần trả tiền cho sàn giao dịch hoặc có quan hệ mật thiết với các sàn là có thể được chào bán IEO trên sàn, dựa trên sự nổi tiếng và uy tín của sàn. Thực chất đây chỉ là một cách thức marketing khi mà mọi người chỉ quan tâm giá token sẽ x5 hay x10 sau khi lên sàn và sàn cũng chỉ cần dự án cam kết điều đó sẽ xảy ra. Mục tiêu gọi vốn hay thu hút những nhà đầu tư thực sự quan tâm đến giá trị sử dụng của token không phải là điều mà họ quan tâm. Đối với TPO, nhà đầu tư cần phải trở thành người dùng sử dụng sản phẩm, đánh giá và tham gia voting thì dự án mới được chính thức niêm yết trên sàn.
8. DIPO – Digital Initial Private Offering
DIPO được gọi là chào bán tài sản số riêng lẻ ban đầu, cho phép các công ty có quyền truy cập vào một loạt các nhà đầu tư đáng tin cậy để gây quỹ cần thiết cho các hoạt động mở rộng kinh doanh. DIPO hỗ trợ dự án tiết kiệm chi phí cho việc gây quỹ, đồng thời đảm bảo tính minh bạch và bảo mật mà mọi nhà đầu tư muốn từ các khoản đầu tư của họ.
DIPO là tính năng do Bami Protocol và công ty LiveTrade LTD có trụ sở lại Delaware (Mỹ) hợp tác triển khai. DIPO là chữ viết tắt của cụm từ Digital Initial Private Offering, một mô hình huy động vốn độc quyền của LiveTrade, hiện đã đăng ký bảo hộ thương hiện và đang chờ phê duyệt bằng sáng chế tại Mỹ.
9. IFO (Initial Farm Offering) là một hình thức phát hành token dự án thông qua việc stake token nền tảng IFO để đổi lấy token dự án. Đây là hình thức do Pancakeswap phát minh và được nhiều dự án khác sử dụng sau này.
10. IGO (Initial Game Offering) là những nền tảng hỗ trợ các dự án GameFi, Metaverse, P2E… phát hành token trước TGE.
- Các nền tảng này giúp nhà phát triển game gọi vốn cho dự án từ cộng đồng bằng cách cho phép nhà đầu tư đổi lấy token dự án hoặc NFT của game họ đang phát triển. Từ đó, người dùng có thể tiếp cận các dự án này trước thời điểm TGE.
- Một số nền tảng IGO top đầu trên thị trường bao gồm: Gamestarter, Red Kite, GameFi, Seedify…