Một nghiên cứu gần đây cho thấy hiện có 73 trong số 81 ngân hàng Trung ương đang hướng tới việc triển khai CBDC của riêng mình.
Trong nghiên cứu gần đây nhất của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), ước tính rằng hơn 90% các ngân hàng Trung ương được khảo sát đang có kế hoạch phát hành CBDC của riêng họ. Hơn nữa, có 50% các tổ chức tài chính đó hiện đang trong quá trình phát triển và thử nghiệm sản phẩm CBDC của họ.
Hầu hết các ngân hàng Trung ương đều quan tâm đến CBDC
BIS đã thực hiện khảo sát trên 81 ngân hàng Trung ương để xác định lập trường của họ về CBDC cũng như mức độ triển khai dự án về CBDC của họ. Theo kết quả, có đến 90% các ngân hàng được hỏi thừa nhận họ đang hướng tới việc giới thiệu sản phẩm CBDC của riêng mình. Và có gần một nửa số ngân hàng Trung ương đang trong quá trình phát triển hoặc chạy thử nghiệm cụ thể về CBDC.
BIS nêu rõ:
Hiện có hơn 2/3 ngân hàng Trung ương trên toàn cầu cho rằng họ có khả năng hoặc có thể phát hành CBDC bán lẻ trong ngăn hạn hoặc trung hạn. Các ngân hàng Trung ương coi các CBDC như một biện pháp để giảm bớt thời gian hoạt động hạn chế của các hệ thống thanh toán cũng như độ dài của chuỗi giao dịch hiện tại.
Khi nhắc đến CBDC không thể không nhắc đến các nỗ lực của Trung Quốc. Trái ngược với tiền điện tử, các nhà chức trách Trung Quốc rất ủng hộ CBDC, đặc biệt là đồng nhân tệ kỹ thuật số (e-CNY) và thường đưa ra các đổi mới và sáng kiến nhằm phổ biến nó.
E-CNY đã được kết hợp làm phương thức thanh toán trong Thế vận hội Olympic mùa đông Bắc Kinh, với các giao dịch hàng ngày chiếm khoảng 300.000 USD được tính bằng e-CNY. Ngoài ra, các quan chức Trung Quốc đã phân phối một lượng đáng kể e-CNY cho cư dân của các thành phồ lớn như Bắc Kinh, Thẩm Quyến và Thành Đô.
Đã có một số quốc gian khác cũng đang khám phá khả năng khởi động một dự án tương tự như vậy, bao gồm Malaysia, Thái Lan, Zambia, Indonesia, Mexico…
Ngoài CBDC, BIS còn đề cập đến stablecoin và tiền điện tử trong nghiên cứu của mình. Tổ chức này đã cho biết rằng các stablecoin được hỗ trợ bởi một tiền tệ fiat duy nhất, có thể được thiết lập như một phương thức thanh toán. Tuy nhiên, nó không được áp dụng rộng rãi như các đồng được neo giá vào hàng hóa hoặc tài sản kỹ thuật số như Bitcoin.
Tỷ lệ tăng từ 80% lên 90%
Trước đây, BIS từng thực hiện một cuộc khảo sát về vấn đề này, xác định rằng có 80% ngân hàng Trung ương đang nỗ lực triển khai các CBDC của riêng họ. Tuy nhiên, đó là nghiên cứu được thực hiện vào cuối năm 2019, và nó bao gồm 66 ngân hàng tham gia thay vì là 81 ngân hàng như nghiên cứu mới.
Theo cuộc khảo sát trước, tất cả các ngân hàng đã và đang thử nghiệm CBDC trong tương lai đều đến từ các nước có nền kinh tế thị trường mới nối (EME) chứ không phải là nền kinh tế tiên tiến:
Các EME nhìn chung đều có động lực mạnh mẽ hơn các nền kinh tế tiên tiến, khi làm việc trên các CBDC đều có mục đích chung. Thường thì hiệu quả thanh toán trong nước, an toàn thanh toán và tài chính đều được coi là yếu tố rất quan trọng về mặt này đối với các EME. Còn đối với các nền kinh tế tiên tiến, động lực duy nhất được xếp hạng là sự an toàn trong thanh toán.
Đọc thêm:>>> Ngân hàng Trung ương Argentina ra lệnh cấm cung cấp dịch vụ tiền điện tử.